CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT
  • CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT
  • CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT
  • CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT

Tôi đi mua gỗ công nghiệp

(ĐTCK) Giống như nhiều người tiêu dùng trẻ mới mua nhà, tôi cũng có nhu cầu sử dụng gỗ công nghiệp vào thiết kế nội thất cho căn hộ của mình vì nó vừa túi tiền và đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc so với gỗ tự nhiên.
Nhưng có lẽ tôi may mắn hơn khi có những mối quan hệ nhất định với giới trong nghề về gỗ công nghiệp nội thất nên phần nào đỡ “gà” trong cách nhận biết sản phẩm.
1. Theo tìm hiểu ban đầu, thị trường gỗ công nghiệp hiện nay có nhiều loại khác nhau, từ hàng nhập khẩu tới hàng sản xuất trong nước. Ngay cả hàng trong nước cũng nhiều chủng loại, mẫu mã và thương hiệu khác nhau, từ các thương hiệu tên tuổi, đến các hộ sản xuất thủ công, phổ biến tại Thạch Thất, Phú Xuyên (Hà Nội).
Tính đến nay, tại Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất gỗ ván công nghiệp với nhiều nhãn hiệu khác nhau, nổi bật nhất là những nhãn hiệu như Pago, Newsky, Jawa, hay một số nhãn hiệu chuyển đổi từ sản phẩm nhập ngoại như Morser, Wilson, Galamax, Glomax… Những sản phẩm này đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường.
Ngoài mẫu mã ngày càng đa dạng, chất lượng ngày một nâng cao, thì gỗ công nghiệp sản xuất trong nước còn có lợi thế cạnh tranh khi tiết kiệm được chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu. Sàn gỗ Việt Nam hiện nay tập trung phát triển ở phân khúc thị trường giá rẻ và bình dân, phù hợp với nhu cầu của đại đa số người Việt. Tuy nhiên, nếu không phải dân trong nghề hoặc không được người đáng tin tư vấn một cách kỹ càng thì người tiêu dùng rất khó phân biệt thật giả trong “ma trận” thị trường gỗ công nghiệp.

Anh Nguyễn Văn Tuấn (ngụ Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, gia đình anh đang hoàn thiện những giai đoạn cuối cùng cho ngôi nhà chung cư bàn giao thô. Hai vợ chồng là công chức nhà nước, tiết kiệm cả chục năm và vay mượn khắp nơi mới mua được một căn chung cư nên bước vào giai đoạn hoàn thiện, anh cũng rơi vào tình trạng “hầu bao” đã sắp cạn. Đồng thời, anh Tuấn tự nhận mình là “gà mờ” thông tin về thị trường gỗ công nghiệp, nhất là nhận biết các hãng gỗ lớn, thật giả và giá cả thì cũng chỗ trên trời, nơi dưới đất.
Anh Tuấn kể, nghe bạn bè nói cứ lựa đồ gỗ An Cường Bình Dương là chất lượng ổn, nhưng anh mất gần một tháng tìm hiểu về gỗ công nghiệp An Cường có nhà máy ở Bình Dương.
“Có showroom báo giá khoảng 7 triệu đồng/m2, có cửa hàng lại bảo gỗ An Cường với giá chỉ 2 - 3 triệu đồng/m2, nên băn khoăn không biết đâu là hàng giả, hàng thật”, anh Tuấn cho biết.

Những băn khoăn nói trên là rất phổ biến đối với những người đang trong quá trình hoàn thiện nhà. Dạo qua các trang mạng xã hội dành cho cư dân các khu chung cư đang bàn giao, nhiều trang còn lập cả diễn đàn để cư dân trao đổi về cách phân biệt thật giả, giá cả đồ nội thất công nghiệp. Trong đó, rất nhiều người than thở việc đặt mua một đằng, hàng giao một nẻo, thậm chí chỉ được vài tháng đồ gỗ, đặc biệt là tủ bếp, sàn gỗ đã ngấm nước hoặc cong vênh.
2. Vậy thế nào là gỗ công nghiệp? làm thế nào để nhận biết gỗ công nghiệp tốt, xấu, hàng thật, hàng nhái? Gỗ công nghiệp MDF là gì, có tốt không, độ bền thế nào? MDF và MFC cái nào tốt hơn? Những băn khoăn, thắc mắc của tôi về gỗ công nghiệp phần nào đã được giải đáp khi trao đổi với một chuyên gia về gỗ công nghiệp tại Công ty cổ phần Gỗ An Cường (Bình Dương).
Vị này cho biết, gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất ngày nay, đặc biệt là giới trẻ tại các thành phố mang phong cách năng động như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng... Các công trình sử dụng gỗ công nghiệp rất đa dạng: từ nhà dân, biệt thự, khách sạn, resort, nhà hàng… Gỗ công nghiệp gồm 2 nhóm chính: MDF và MFC.

“Có thể nói một cách đơn giản nhất: cái gì không phải tự nhiên, tức là công nghiệp. Bất cứ loại gỗ nào có sử dụng keo hoặc hóa chất để làm ra tấm gỗ đó thì được gọi là gỗ công nghiệp. Hầu hết gỗ công nghiệp được làm từ nguyên liệu tận dụng, tái sinh hay cành ngọn của gỗ rừng trồng để sản xuất. Thành phần chính vẫn là dăm gỗ (để sản xuất ván dăm), sợi gỗ (để sản xuất ván MDF), các lớp gỗ mỏng (để sản xuất ván ép, gỗ dán), các miếng gỗ nhỏ (dùng để sản xuất gỗ ghép)”, vị chuyên gia tại Công ty An Cường nói.
Vậy gỗ MFC là gì? Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp MFC là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ.
Gỗ MDF là gì? Tương tự với MFC, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1,2m x 2,4m với độ dày khác nhau từ 2,5 đến 25 mm.
Gỗ công nghiệp MDF và MFC chất lượng hàng đầu thế giới xuất xứ từ Mỹ, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Malaysia... với các ưu điểm vượt trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.
Gỗ MDF và MFC có các hình thức cao cấp hơn là gỗ MFC chống ẩm, gỗ MDF chống ẩm và HDF chịu nước. Biểu hiện bằng mắt thường dễ dàng nhận diện là lõi gỗ của các sản phẩm cao cấp này thường có màu xanh. Các dòng gỗ cao cấp này thường được sử dụng cho các vị trí ẩm ướt như tủ lavabo, tủ phòng xông hơi, vách ngăn toilet, tủ bếp…

 

CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT