CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT
  • CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT
  • CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT
  • CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT

Ý nghĩa các thông số sàn gỗ công nghiệp

Ý nghĩa các thông số sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ ngày càng trở thành một vật liệu lát sàn phổ biến, trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu sàn gỗ khác nhau với các thông số kỹ thuật khác nhau. Là một người có nhu cầu, bạn sẽ trở nên bối rối khi mà nhãn hiệu nào người bán hàng cũng tư vấn là rất bền rất tốt. Vậy tại sao bạn lại không tự tìm hiểu chi tiết hơn về các thông số sàn gỗ công nghiệp để chọn lựa cho mình một loại sàn gỗ thích hợp nhất với nhu cầu mà lại vừa vặn túi tiền?
Trong bài viết này, Sàn gỗ Hoàng Gia sẽ giới thiệu với các bạn chi tiết về ý nghĩa các thông số sàn gỗ công nghiệp, không chỉ các thông số cơ bản về màu sắc, kích thước, xuất xứ mà các các yếu tố như hèm khóa, AC, IC, E0, E1 v.v…
1. Kích thước
Trong thông số về kích thước, bạn cần quan tâm nhất là về bề dày của sàn gỗ, đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới độ ổn định của sản phẩm. Thông thường sàn gỗ có độ dày từ 8mm – 12mm, phổ biến nhất là loại dày 8mm và loại dày 12mm. Riêng đối với sàn gỗ tự nhiên có độ dày tiêu chuẩn tại Việt Nam là 15mm, một số dòng xuất khẩu có độ dày 18mm.
• Loại dày 8mm: Phổ biến cho các công trình dân dụng, chất lượng đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, phục vụ cho mục đích sử dụng ngắn hạn, khu vực ít sử dụng, ít đi lại, hoặc cho mục đích trang trí…
• Loại dày 12mm: Là loại sàn gỗ có độ ổn định tốt nhất, có khả năng chịu lực chịu nước tốt hơn, thường sử dụng cho các công trình sử dụng lâu dài, các khu vực sử dụng nhiều. Loại sàn gỗ 12mm cũng tạo cảm giác chắc chắn, thoải mái và ít tiếng ồn hơn.

Một điều cũng cần chú ý đó là chiều dài và chiều rộng của ván sàn, 2 thông số này thay đổi khác nhau tùy loại sàn gỗ. Nếu biết lựa chọn loại sàn gỗ có kích thước phù hợp với kích thước phòng, khu vực cần lát sàn sẽ giúp bạn giảm nhiều chi phí hao hụt trong thi công. Để giải quyết vấn đề này tốt nhất bạn nên liên hệ với nơi cung cấp sàn gỗ để được tư vấn hợp lý. Bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
2. Màu sắc
Các loại sàn gỗ thường có nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng hoặc xem trong danh mục sản phẩm trên website để chọn được mã màu ưng ý. Lựa chọn màu sàn gỗ nào chủ yếu phụ thuộc quyết định, sở thích của bạn, tuy nhiên để chọn được một màu sắc hài hòa với nhu cầu của mình bạn nên tham khảo một số nguyên tắc chọn màu sắc sàn gỗ phù hợp với không gian gia đình.
3. Xuất xứ
Sàn gỗ có nhiều hãng xuất xứ từ nhiều nơi như Châu Âu, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… Mỗi loại có ưu điểm nhược điểm riêng, như sàn gỗ Kronoswiss làm từ 75% gỗ tự nhiên Thụy Sĩ, tính chống trầy cao, độ chống mài mòn cao AC4, khả năng chịu nước tốt, sàn gỗ Thaixin là dòng sàn gỗ từ Thái Lan với khả năng “siêu chịu nước”,…
4. Bảo hành
Hầu hết các hãng sàn gỗ đều có chế độ bảo hành lâu dài tới hàng chục năm nên điều này bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
5. Hèm khóa
Hèm khóa là phần để 2 thanh gỗ liên kết với nhau. Trên thị trường có nhiều loại sàn gỗ với hèm khóa khác nhau, có loại dễ lắp, có loại khó hơn, mỗi loại cũng có cách lắp đặt khác nhau.

• Đầu tiên có thể kể đến kiểu hèm khóa Clic2Clic, đây là loại hèm khóa rất thường thấy trong các sản phẩm ván sàn công nghiệp từ loại phổ thông và có cả loại cao cấp. Loại hèm khóa này lắp đặt ở mức dễ lắp ở mức độ trung bình.
• Mộng hèm khóa Crystal-Click, đây là công nghệ mộng hèm riêng có trên dòng sản phẩm ván sàn gỗ công nghiệp. Hèm khóa loại này có dạng nửa cung tròn, ở đầu hèm có lẫy nhựa sập giúp tấm gỗ chống trôi giúp cho việc lắp đặt nhẹ nhàng hơn, ít mất sức đóng tấm gỗ vào. Quá trình thi công chỉ cần đặt nhẹ và vỗ xuống để lẫy nhựa ăn khớp vào nhau.
• Mộng hèm khóa Rclick, là công nghệ hèm khóa độc quyền trên hai dòng sản phẩm ván sàn gỗ Janmivà Robina được nhập khẩu từ Malaysia. Ưu điểm của loại hèm này cho liên kết rất chắc chắn, tấm gỗ sau khi đóng vào rất khó tháo ra nhất là loại 12mm, người có sức tay yêu không giật ra được và lợi thế là tấm gỗ không bị xê dịch hay bị hở hèm, lắp đặt đến đâu chắc chắn đến đó. Loại hèm khóa này tương đối khó lắp đặt hơn, lắp chặt tay và mất nhiều sức hơn nhất là loại gỗ dày 12mm.
• Mộng hèm khóa TAP&GO thường thấy trên trên các sản phẩm ván sàn gỗ công nghiệp Thái Lan như Vanachai, Thaixin, Thaistar, Thai Lux, ThaiViet. Ưu điểm của loại hèm này là lắp đặt rất nhẹ nhàng và dễ dàng, chỉ cần gõ nhẹ tay hoặc ấn nhẹ cũng đã vào hèm rồi. Kiểu hèm khóa này giúp tiết kiệm thời gian lắp đặt, thợ sàn gỗ thi công ít mất sức tay hơn, nhàn nhã hơn.
• Công nghệ hèm khóa zip’n’go lần đầu có mặt tại thị trường Việt Nam, đây là loại hèm khóa độc quyền trên dòng sản phẩm ván sàn gỗ Alsafloor của Pháp. Đầu hèm khóa không có mộng như các loại ván sàn công nghiệp thông thường và thay vào đó là lẫy nhựa, kèm theo một chốt rút. Sau khi đặt hai đầu tấm gỗ cạnh nhau chỉ cần kéo chốt nhựa ra là hai tấm gỗ đã được liên kết với nhau. Đây được đánh giá là loại hèm khóa có nhiều ưu việt.
Ngoài ra chúng ta còn quan tâm đến hai kiểu cạnh hèm khóa đó là cạnh hèm phẳng và cạnh hèm V.
• Cạnh hèm khóa phẳng khi lát tấm gỗ sẽ tạo sự liền mạch, hầu như không thấy đường mạch đâu. Toàn bộ mặt sàn nhìn bằng phẳng hết. Ưu điểm là không có khe rãnh, một số người thường lo sợ đất mắc vào đây hoặc vệ sinh không tiện thì có thể lựa chọn loại cạnh hèm này. Nó thường xuất hiện trên những loại sàn gỗ bản lớn.
• Loại cạnh hèm V thường xuất hiện trên các loại sàn gỗ công nghiệp bản nhỏ, một số ít có trên cả loại bản to. Cạnh hèm V thì có ưu điểm là tạo thành các đường mạch gỗ rõ ràng, giống kiểu của gỗ tự nhiên, mang nét khỏe khắn, có thể thay đổi các kiểu lát khác nhau để có các kiểu mạch so le khác nhau.
Lớp phủ sáp nến bảo vệ hèm: sàn gỗ được phủ nhiều sáp nến sẽ giúp tăng độ khít của hèm và khả năng chống thấm nước cũng cao hơn loại ít sáp. Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường, nếu ở hèm có màu nâu thì có sáp, hoặc có thể dùng tay cạo nhẹ xuống mặt hèm sẽ biết loại sàn đó có sáp hay không và nhiều hay ít.
6. Chỉ số chống mài mòn AC (Abrasion resistance)
AC là cấp độ chịu mài mòn của sàn gỗ. AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt, AC dao động từ AC1 đến AC5. Tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn cấp độ chịu mài mòn phù hợp. Nếu sử dụng cho mục đích sinh hoạt gia đình bạn có thể lựa chọn loại sàn gỗ có cấp độ AC3 hoặc AC4. Nếu sử dụng tại những khu vực có mật độ sử dụng thường xuyên như nhà hàng, khách hàng, trường học thì chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn các loại sàn gỗ có cấp độ AC5.

7. Chỉ số chống va đập IC (shock resistance)
Là thông số cho thấy sàn có bị biến dạng khi có vật nặng tác động, được kí hiệu là IC. Và chỉ có 2 chỉ tiêu là IC1 đến IC2 nhưng sàn gỗ thường có tiêu chuẩn là IC2. Hiện nay các loại sàn gỗ công nghiệp cung cấp ra thị trường đều đạt tiêu chí này nên chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm trong điều kiện sử dụng thông thường.
8. Chỉ số nồng độ chất độc Formaldehyde
Đây là thông số chỉ lượng khí thải Formaldehyde mà sàn gỗ công nghiệp thải ra trong không khí. Thông số này rất quan trọng bởi nó có thể giúp bạn đánh giá được sản phẩm nào thân thiện với môi trường, sản phẩm nào là độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Thông số càng thấp thì càng an toàn cho sức khỏe. Đối với các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp thân thiện môi trường, chỉ lượng khí thải cực thấp, thông số này ở mức E1 tuy nhiên một số loại sàn gỗ công nghiệp châu Âu đã có thông số ở mức E0. Ngoài chỉ số này, bạn có thể xem xét các chứng chỉ như Green Guard , một chứng chỉ uy tín chứng nhận sản phẩm thân thiện môi trường của châu Âu.
9. Khả năng chịu cháy B
Thông số này chỉ khả năng chống cháy của các loại sàn gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn B2 trở lên chỉ khả năng dễ cháy của vật liệu. Tiêu chuẩn B1 chỉ khả năng chống cháy tốt của vật liệu sàn gỗ.
10. Và cuối cùng là… giá cả
Các loại sàn gỗ khác nhau có giá khác nhau, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được báo giá tốt nhất với từng loại sản phẩm.

 

CÔNG TY NỘI THẤT ĐẠI VIỆT